fbpx
Freeship cho đơn hàng từ 499k
Search
Generic filters
  >  Sức khoẻ của bé   >  7 bí quyết mẹ Đức giúp bé đỡ táo bón

7 bí quyết mẹ Đức giúp bé đỡ táo bón

Dấu hiệu phổ biến nhất khi bé bị táo bón là đi ngoài không đều đặn, không điều độ, hoặc bé bị đau. Dưới đây là 7 cách các mẹ Đức hay sử dụng để giúp bé đỡ bị táo bón:

1. Cho bé ăn thực phẩm có nhiều chất xơ

Thông thường, các bé bắt đầu ăn dặm hay bị táo bón do các bữa ăn của bé chủ yếu bao gồm các thực phẩm ít chất xơ như bột gạo (cháo), cà rốt nấu chín… Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm, rau nhiều chất xơ như các loại rau màu xanh: súp lơ xanh, rau mùng tơi….

2. Đổi sữa công thức khác

Dạ dày bé có thể nhạy cảm với chất nào đó trong sữa công thức, nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón. Vì vâyh, thử đổi sữa công thức cũng là 1 cách phổ biến được các mẹ tại Đức sử dụng.

3. Uống nước trái mận

Mận là loại quả có tác dụng nhuận tràng tự nhiên, do vậy sẽ giúp bé đỡ táo bón. Tuy nhiên, 1 ngày bé không nên uống quá 30ml 1 ngày, nếu không bé sẽ bị đầy hơi trong bụng. Trái lê, đào cũng là những loại quả giúp nhuận tràng tự nhiên. Bạn có thể tham khảo thêm cách làm hoa quả nghiền cho bé tại Blog của Herbie

4. Cho bé uống nước hoặc trà dành riêng cho baby và trẻ nhỏ

Thiếu nước cũng là 1 nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón. Các mẹ Đức hay cho trẻ từ khi mới ra đời uống trà chiết xuất từ củ Fenchel dành riêng cho baby. Loại trà này có tác dụng giúp tiêu hoá tốt, chống tưa lưỡi và bổ sung nước cho cơ thể. Đối với trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức hoàn toàn, 1 ngày chỉ nên cho bé uống tối đa 30ml nước hoặc trà. Khi bé bắt đầu ăn dặm tới 1 năm tuổi, bạn có thể cho bé uống khoảng từ 30-60ml nước hoặc trà/ ngày. Nếu trời nóng, bạn có thể có bé uống thêm để chống mất nước nhưng không được cho bé uống quá nhiều trong vòng 30 phút tới 1 giờ trước bữa ăn để không ảnh hưởng tới lượng ăn của bé.

5. Bài tập với chân và mát-xa cho bé

Bài tập chân cho bé

Dùng chân bé tập giống như đi xe đạp (tham khảo trên hình) và mát-xa bụng, quanh rốn cho cũng giúp làm giảm táo bón cho bé

6. Kích thích co bóp hậu môn 

Cách này không nên dùng thường xuyên do sẽ làm giảm khả năng co bóp tự nhiên của bé. Tuy nhiên nếu 2-3 hôm bé không đi ngoài, bạn có thể dùng đầu nhỏ của cái đo nhiệt độ, bôi lên đó 1 chút vaseline và nhẹ nhàng xoay tròn ở phía ngoài hậu môn của bé.

7. Thuốc nhuận tràng

Đây là cách sử dụng cuối cùng khi tất cả các cách trên không có tác dụng, và bé đã quá lâu, hơn 3-4 ngày không đi ngoài. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì trẻ sẽ bị phụ thuộc vào thuốc.

HERBIE sưu tầm và dịch