fbpx
Freeship cho đơn hàng từ 499k
Search
Generic filters
  >  Phương pháp dạy con   >  BẠN CÓ NUÔI CON THEO TRƯỜNG PHÁI CHA MẸ “TRỰC THĂNG”

BẠN CÓ NUÔI CON THEO TRƯỜNG PHÁI CHA MẸ “TRỰC THĂNG”

Cha mẹ trực thăng nghĩa là gì? 

bạn có nuôi con theo trường phái cha mẹ trực thăng

Thuật ngữ “cha mẹ trực thăng” được sử dụng lần đầu tiên trong cuốn sách về giáo dục trẻ “Parents & Teenagers” của Tiến sĩ Haim Ginott năm 1969 và trở nên phổ biến đến mức được đưa vào từ điển tiếng Anh năm 2011.

Thuật ngữ”cha mẹ trực thăng” được dùng để nói tới 1 phong cách làm cha mẹ trong đó cha mẹ quá tập trung, quan tâm thái quá tới con cái. Cha mẹ có phong cách giáo dục này được ví như những chiếc trực thăng, lúc nào cũng bay vè vè quanh con, làm thay mọi thứ cho con từ những chuyện nhỏ nhất trở đi, quản lý mọi hoạt động sống của con và quá bao bọc con trong vòng tay của mình, luôn luôn lo lắng con sẽ không làm được mọi việc nếu không có sự “giúp đỡ” của mình.

Chân dung của cha mẹ trực thăng

Mặc dù thuật ngữ cha mẹ trực thăng thường được sử dụng phổ biến cho cha mẹ có con ở tuổi đi học trở lên, những người thường xuyên làm hộ, làm thay con những công việc con có thể làm được, ví dụ như sắp xếp sách vở vào cặp sách hộ con, lên lịch học, thời khoá biểu thay con, làm bài hộ con hoặc can thiệp vào bài vở của con quá sâu.

Mặc dù vậy, cũng không hiếm có thể nhận ra nhiều cha mẹ trực thăng có con ở độ tuổi nhỏ dưới tuổi đi học. Đó là các cha mẹ thường xuyên chăm con quá mức, lúc nào cũng ở cạnh để điều chỉnh con, luôn luôn can thiệp cái gì được và không được làm, con dường như hiếm khi có cơ hội chơi hoặc làm theo sự lựa chọn, ý kiến của mình.

Tâm lý của cha mẹ trực thăng

bạn có nuôi con theo trường phái cha mẹ trực thăng

Lo sợ những kết quả không như ý muốn

Những nỗi lo lắng như sợ con không mang đủ sách vở nên bị cô phê bình, điểm kém, sợ con uống không đủ lượng sữa quy định trong ngày, sợ con không vui, sợ con vất vả… luôn luôn thường trực trong tâm trí của cha mẹ trực thăng. Và những cha mẹ này thường có xu hướng tìm phương án giải quyết là làm hộ hoặc luôn luôn ở cạnh để chỉ đạo con. Tuy nhiên, những kết quả không như mong muốn mà tuýp cha mẹ này lo sợ và luôn luôn cố gắng giúp con tránh, ví dụ như sợ con bị bạn bắt nạt, sợ con không đạt được kết quả như mong muốn… đôi khi lại chính là những bài học để trẻ tự hoàn thiện bản thân và trở nên mạnh mẽ hơn.

Lo lắng thái quá

Những nỗi lo lắng như liệu con có bị bắt nạt, liệu con có cảm thấy vui, liệu con có thể hoà đồng với các bạn, thậm chí ngay cả khi con lớn, cha mẹ lo lắng liệu con có xin được việc, con có vất vả quá không…. là nguyên nhân khiến cho các bậc cha mẹ có xu hướng can thiệp và kiểm soát sâu hơn và cuộc sống của con với mong muốn bảo vệ và mang tới cho con cuộc sống tốt hơn theo ý nghĩ áp đặt của cha mẹ.

Bù đắp thiệt thòi

Những cha mẹ nào có tuổi thơ vất vả, cơ cực thường có xu hướng bù đắp cho con những thiếu thốn, thiệt thòi mà bản thân mình phải chịu khi còn nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân khiến cha mẹ có xu hướng bao bọc con thái quá.

Cảm thấy sức ép từ cha mẹ khác

Có rất nhiều cha mẹ khi nhìn thấy các cha mẹ khác xung quanh bao bọc con theo tuýp cha mẹ trực thăng thì tự cảm thấy sốt ruột, cảm giác mình chưa làm cha mẹ tốt, và muốn làm giống như vậy. Đây là tâm lý rất phổ biến, sợ mình chưa làm tốt và sợ con mình thiệt thòi hơn so với bạn.

Hậu quả của việc nuôi dạy con theo tuýp cha mẹ trực thăng

bạn có nuôi con theo trường phái cha mẹ trực thăng

Về cơ bản, tuýp cha mẹ trực thăng xuất phát từ ý tưởng tốt, mong muốn mọi thứ tốt nhất cho con, nhưng bị rơi vào thái quá, và quên mất rằng con thực sự cần gì và mong muốn điều gì. Dành cho con nhiều thời gian, chỉ dạy con thường xuyên trong một chừng mực nhất định sẽ mang tới cho trẻ cảm giác được yêu thương, được quan tâm chăm sóc, và giúp trẻ tự tin hơn. TUY NHIÊN, khi cha mẹ can thiệp quá sâu vào nhiều quyết định liên quan tới cuộc sống của con xuất phát từ nền tảng lo sợ của chính cha mẹ sẽ khiến trẻ ỷ lại, KHÔNG học được những bài học từ thất bại nhỏ trong cuộc sống. Trên thực tế từ chính những thất bại nhỏ và những thử thách từ cuộc sống, trẻ sẽ học được nhiều kỹ năng mới, và quan trọng nhất, trẻ sẽ học được cách TỰ đương đầu với thử thách và khó khăn. “

Giảm sự tự tin và tự chủ của trẻ.  Khi cha mẹ can thiệp quá sâu vào các quyết định trong cuộc sống của trẻ sẽ khiến trẻ nghĩ rằng “cha mẹ mình không tin tưởng vào các quyết định và lựa chọn của mình”, và ý nghĩ này khiến trẻ thiếu tự tin vào bản thân.

Thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn. Nếu cha mẹ luôn là người đứng ra giúp trẻ giải quyết các vấn đề khi gặp khó khăn, cha mẹ đã tước đi cơ hội để trẻ học cách TỰ tìm ra phương án giải quyết, cách đương đầu với khó khăn, thất bại, mất mát và những stress từ cuộc sống.

Trẻ thường xuyên lo lắng. Nghiên cứu từ trường đại học Mary Washington đã chứng mình rằng khi cha mẹ quá bao bọc trẻ sẽ khiến trẻ hay lo lắng, lo sợ và dễ bỏ cuộc và bị suy sụp trầm cảm khi gặp khó khăn. .

Trẻ thiếu kỹ năng sống. Cha mẹ nào thường xuyên xúc cơm, buộc giầy, chuẩn bị sẵng sàng mọi thứ cho con, theo dõi sát sao các hoạt động ở trường và ngoài xã hội của con ngay cả khi con có đủ khả năng tự làm, sẽ khiến trẻ KHÔNG có cơ hội để học cách tự chủ cuộc sống và các kỹ năng cơ bản của cuộc sống.

Làm thế nào để không bị rơi vào tuýp cha mẹ trực thăng

Làm cha mẹ là nghề khó nhất trong mọi nghề. Làm thế nào để cha mẹ vẫn thể hiện được tình yêu và chăm sóc con cái mà không ngăn cản cơ hội để con học được kỹ năng sống quan trọng? Một mặt, cha mẹ phải để ý tới con cái, những đứa trẻ của hiện tại — từ những băn khoăn, suy nghĩ, điểm mạnh, điểm yếu của chúng, nhưng mặt khác phải hình dung và hướng con trở thành mẫu người lớn như mong muốn. Để nuôi dạy được 1 đứa trẻ của hiện tại trở thành 1 người lớn trưởng thành đầy tự tin, tự chủ, các cha mẹ phải để con có cơ hội được thử thách, cho phép chúng được thất bại, và có cơ hội học cách đối đầu với thất bại, khó khăn. Điều này có nghĩa là cha mẹ phải cho con có cơ hội TỰ làm những gì mình có khả năng. Ví dụ chuẩn bị giường ngủ cho 1 đứa trẻ 3 tuổi không phải là quan tâm thái quá, nhưng nếu cha mẹ vẫn phải chuẩn bị sẵn giường ngủ cho đứa trẻ 13 tuổi, thì đó chính là sự quan tâm thái quá, là cha mẹ trực thăng.

HERBIE sưu tầm và dịch