-
Viết bởi: herbieadmin
-
17/03/2022
BÍ QUYẾT THỨ 5: TẠO RA KHÔNG GIAN ẤM CŨNG DỄ CHỊU
Bí quyết thứ 5: Tạo ra không gian ấm cúng dễ chịu
1. Giường ngủ của con
Có thể bạn chưa bao giờ để ý đến điều này nhưng đây là một trong những yếu tố quyết định. Ai cũng biết người lớn có gu khác nhau khi chọn giường và đệm, ví dụ như đệm cứng hay đệm mềm. Thế nhưng đa phần giường của trẻ không được chọn lựa kỹ càng mà chủ yếu là dùng lại của anh chị, họ hàng, bạn bè. Một chiếc giường ngủ với đệm thích hợp sẽ giúp bé ngủ ngon hơn rất nhiều. Các bạn nên nhớ 1 số yếu tố quan trọng sau khi chọn giường và đệm cho trẻ:
- Đệm của bé nên chọn loại tốt, tương đối cứng và bằng phẳng. Không nên sử dụng đệm nước vì lý do an toàn cho trẻ
- Bố mẹ thường thích chọn loại phủ lên đệm bằng ni-lông để chống thấm nước trong trường hợp bé đái dầm. Tuy nhiên nếu con cảm thấy không thoải mái thì không nên dùng
- Đảm bảo trẻ có đủ không gian để xoay người thoải mái đặc biệt khi cả gia đình ngủ chung hoặc khi các con ngủ chung giường.
2. Gối cho trẻ
Gối cũng quang trọng đối với giấc ngủ của trẻ. Gối không được quá to hoặc quá mềm, có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong lúc ngủ. Cách lựa chọn 1 chiếc gối tốt cho con:
- Đặt chiếc gối lên 1 bề mặt cứng và phẳng
- Ấn mạnh tay xuống vào chính giữa gối.
- Chiếc gối tốt là gối trở về trạng thái ban đầu nhanh
3. Chăn
Đối với trẻ sơ sinh, vì lý do an toàn, không nên dùng chăn mà dùng túi ngủ. Với trẻ lớn hơn, nên dùng chăn phù hợp với lứa tuổi, không nên dùng chăn quá to, nặng hoặc chăn lông vịt.
4. Quần áo ngủ
Bố mẹ nên cho trẻ thay quần áo ngủ trước khi đi ngủ, để trẻ hiểu đã đến lúc phải đi ngủ. Quần áo ngủ nên sạch sẽ và thoáng, dễ chịu.
5. Độ tối của căn phòng
Như đã nói ở bí quyết thứ 3, độ sáng tối của căn phòng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của não và đồng hồ sinh học của trẻ. Trong não trẻ đã được thiết lập rõ ràng: Sáng có nghĩa là tỉnh giấc và tối có nghĩa là giờ đi ngủ.
Ngoài ra trẻ ngủ trong phòng tối còn giúp bảo vệ mắt trẻ. Theo nghiên cứu của khoa mắt trường đại học y Pennsylvania, trẻ ngủ trong phòng sáng có nguy cơ bị cận thị cao hơn nhiều so với trẻ ngủ trong phòng tối.
6. Sự yên tĩnh
Có nhiều trẻ có thể ngủ trong môi trường ồn ào nhưng có nhiều trẻ lại hay giật mình, chỉ ngủ khi thật yên tĩnh. Đối với trẻ hay giật mình và chỉ ngủ khi thật yên tĩnh, bố mẹ có thể làm trung hoà tiếng ồn xung quanh bằng cách bật nhạc trong phòng ngủ khi bé đã ngủ say. Nhạc phù hợp cho trẻ khi ngủ là tiếng sóng biển hoặc những tiếng động đều đều như tiếng máy giặt quay li tâm, máy hút bụi…
7. Khuyến khích trẻ có “bạn thân” khi đi ngủ
Có rất nhiều bé chỉ ngủ khi đã có bố hoặc mẹ nằm cạnh hoặc ôm bố mẹ ngủ. Tuy nhiên điều này nhiều khi tạo ra nhiều tình huống bất tiện. Do vậy, các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ khuyên bố mẹ nên tạo cho trẻ có “bạn thân” khi đi ngủ. Đó có thể là búp bê, thú bông để tối nào bé cũng ôm đi ngủ.
Cách làm: khi trẻ đi ngủ, đặt xung quanh trẻ 2-3 bạn thú bông hoặc búp bê và cho bé chơi cùng lúc bé thức. Sau 1 vài lần bé sẽ quen và có xu hướng ưu ái 1 bạn thú bông nhất định. Bố mẹ hãy cho bé gắn bó với người bạn thân đầu tiên này nhé. Đọc thêm bài tác dụng của thú bông và búp bê với sự phát triển của trẻ
Lưu ý:
- Các bạn thú bông và búp bê phải vừa tầm tay trẻ để trẻ tiện mang theo. Ngoài ra nếu thú bông và búp bê quá to, có thể đè lên người, mặt bé lúc ngủ, gây nguy hiểm đến tính mạng
- Không nên có các chi tiết nhỏ, có thể tháo rời như mắt, khuy áo đính trên các bạn thú bông, tránh việc trẻ bị hóc khi cho vào miệng
8. Tivi trong phòng ngủ
Xem Tivi trước khi đi ngủ là 1 trong nhưng nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra, bố mẹ không nên cho trẻ xem các chương trình Tivi khiến cho trẻ sợ, dẫn đến khó ngủ và ác mộng.
9. Không để đồ chơi trong phòng ngủ
Trẻ đi ngủ với nhiều đồ chơi xung quanh thường có xu hướng không thể ngủ nổi do trong đầu còn mải nghĩ đến các trò đang chơi dở, ví dụ như bộ lego hay xếp hình puzzle đang xếp dở.
Herbie dịch theo sách “luyện cho con tự ngủ mà không để con khóc”
Tags: