fbpx
Freeship cho đơn hàng từ 499k
Search
Generic filters
  >  Khoa học vui   >  CÁI CHAI BIẾT THỔI BÓNG

CÁI CHAI BIẾT THỔI BÓNG

Thí nghiệm này sẽ giúp cha mẹ giải thích cho trẻ dễ dàng hơn “Tại sao khi mở chai coca-cola, ice tea hay rượu sâm-panh có bọt nổi lên?”

Nguyên liệu: 

– 1 chai nhựa 1,5 – 2l. Chai càng to thì thổi bóng càng tốt

– 120ml Dấm trắng

– Bột nổi (Baking soda) KHÔNG phải bột nở

– 1 cái phễu

1 quả bóng

Thực hiện:

1. Dùng phễu đổ 120ml dấm trắng vào chai nhựa. Rửa sạch và lau khô phễu

khoa học vui cái chai biết thổi bóng

 

 

 

 

 

 

  

 

2. Dùng phễu đã lau khô, đổ 1 thìa cafe bột nổi vào đáy của quả bóng. Bạn nhớ lắc nhẹ để bột nổi rơi xuống đáy của quả bóng

khoa học vui cái chai biết thổi bóng

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Lồng quả bóng thật chặt vào miệng của chai nhựa. Nhớ là phải giữ phần đáy của quả bóng sang 1 bên như trong hình để bột nổi không rơi vào chai dấm

khoa học vui cái chai biết thổi bóng

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Giữ chặt cổ của chai nhựa, và từ từ dựng quả bóng đứng thẳng lên. Tất cả bột nổi rơi vào chai nhựa và phản ứng hoá học xảy ra.  Tuyệt, quả bóng dần dần được bơm căng lên.

khoa học vui cái chai biết thổi bóng

Tại sao vậy?

Khi dấm và bột nổi gặp nhau, xảy ra 1 phản ứng hoá học. Phản ứng này sản xuất ra khí gas các-bon dioxit như các bé nhìn thấy trong chai nhựa. Khí gas nhẹ này mạnh lên và bay lên quả bóng, thổi quả bóng căng lên.

Ứng dụng: Cha mẹ có thể giải thích với trẻ rằng nước ice-tea, coca cola và rượu sâm panh đều dùng nguyên tắc này để tạo bọt khi mở ra.

Với trẻ lớn từ lớp 7, 8 đã học môn hoá học, cha mẹ có thể giải thích rằng:

Dấm là axit, khi gặp bột nổi, 1 dạng kiềm, sẽ tạo ra phản ứng hoá học và sản sinh ra nước, khí carbon dioxit và 1 số chất khác như trong phản ứng hoá học dưới đây

NaHCO3 + CH3COOH → CO2 + H2O + Na + CH3COO

Herbie sưu tầm và dịch


Tags: