
Trẻ từ 2 tuổi nên chơi đồ chơi gì để phát huy hết khả năng của mình
Sau sinh nhật lần thứ 2, trẻ khôn ra nhiều, trở nên năng động hơn, tò mò hơn và muốn khám phá tất cả mọi thứ xung quanh mình. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu nhận ra mình là 1 cá nhân độc lập so với mọi người và bắt đầu thử nghiệm, tìm hiểu giới hạn giữa cái tôi của riêng mình trong mối quan hệ với ông bà, bố mẹ… Hành động điển hình để chứng tỏ cái tôi là tỏ ra bướng bỉnh, thích làm theo ý mình, nếu không được thì sẽ khóc và ăn vạ.
Hiểu được điều này sẽ giúp bố mẹ cảm thấy bình tĩnh hơn trước các cơn bướng bỉnh và ăn vạ của con cũng như học cách đặt giới hạn cho các hoạt động “chứng tỏ cá nhân” của các thiên thần nhỏ.
Đi cùng với khả năng độc lập, tự tin là sự phát triển của ngôn ngữ. Trẻ ở tuổi này có thể nói những câu đơn giản, và biết thể hiện những mong muốn của mình bằng ngôn ngữ cho bố mẹ và mọi người xung quanh.
Trẻ có thể ghi nhớ bằng hình ảnh trong đầu và có thể sắp xếp, phân loại đồ chơi theo kích cỡ, màu sắc, và hình dạng. Trí nhớ của trẻ bắt đầu tốt hơn và có thể kể cho bạn hôm nay trẻ ăn gì, làm gì vào cuối ngày. 1 số trẻ có thể nhận biết màu sắc, chữ cái và đếm được đến 10 hoặc thậm chí nhiều hơn.
Trẻ trong giai đoạn này phát triển rất nhanh về thể chất và nhận thức, bố mẹ nên chọn cho trẻ các đồ chơi để trẻ “giải phóng năng lượng” và thách thức khả năng nhận thức của trẻ.
Trò chơi đóng vai: là trò chơi kích thích khả năng tưởng tượng tốt nhất cho trẻ từ 2 tuổi trở đi. Các đồ chơi vật dụng thu nhỏ, có chức năng giống thật như bếp, bộ lắp ráp với máy khoan chạy như thật, bộ bác sĩ sẽ giúp trẻ học được nhiều kỹ năng như thương lượng, và tìm hiểu thế giới xung quanh (đọc thêm tác dụng của trò đóng vai ở đây)