-
Viết bởi: herbieadmin
-
17/03/2022
10 Nguyên Tắc Cha Mẹ Phải Làm Để Trẻ Tự Tin Hơn
Tự tin là 1 trong những nền tảng cơ bản của mọi thành công. Nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ là 1 trong những nhiệm vụ lớn của bất kỳ cha mẹ nào. Để làm được điều này, cha mẹ cần dạy cho con biết cách tự hào và tôn trọng bản thân cũng như gia đình, và có niềm tin vào khả năng của mình để vượt qua các thử thách của cuộc sống. Dưới đây là bước đơn giản cha mẹ cần làm để nuôi dạy 1 đứa trẻ tự tin. Hãy cùng tìm hiểu với Herbie ngay thôi!
Giúp trẻ tự tin bằng cách nói yêu con mỗi ngày
Sự tự tin của con trẻ sẽ thăng hoa khi được bố mẹ yêu và chấp nhận con như bản thân con vốn có. Hãy yêu con cho dù con có những điểm yếu, điểm mạnh, hay tính khí thế nào. Âu yếm, ôm hôn, khích lệ con và nói yêu con thật nhiều. Khi sửa lỗi cho con, cần phân biệt cho rõ ràng đó là hành vi của con. Chứ đó không phải là chính bản thân con và hành động đó là điều không chấp nhận được. Như vậy sẽ làm cho con trẻ bị tổn thương. Thay vì nói, “con nghịch quá! Tại sao con lại đẩy bạn như thế, con không thể tốt hơn được à?”. Bố mẹ hãy nói “Đẩy bạn là không tốt. Nó có thể làm bạn đau. Đừng đẩy bạn nữa nhé con”.
Sự quan tâm là một cách giúp trẻ tự tin hơn
Dành thời gian quan tâm đến con – việc này có thể làm nên điều kỳ diệu cho bản thân đứa trẻ. Bởi làm như vậy nghĩa là bạn cho con biết rằng với bạn, con là quan trọng nhất. Và nó không phải đợi lâu. Bạn chỉ cần ngừng đọc máy tính, Facebook, Tivi 1 lát để trả lời câu hỏi của con, trò chuyện với con. Nhớ nhìn thẳng vào mắt để khẳng định rõ ràng rằng bạn đang thực sự lắng nghe những gì con bạn nói.
Khi bạn đang bận rộn, bạn cần để cho con biết để con hiểu mẹ rất muốn dành thời gian với con. Mẹ sẽ không bỏ qua nhu cầu cần người lắng nghe của con. Có thể nói, “Con kể cho mẹ nghe tất cả những gì con đã làm ở trường, và sau khi con kể xong mẹ cần phải chuẩn bị bữa ăn tối của chúng ta”.
Dạy con tự tin thông qua học cách nhận biết giới hạn
Đặt ra một vài quy tắc hợp lý và yêu cầu con bạn thực hiện. Ví dụ, nếu bạn nói với con bạn là phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp trên đường. Đừng để con đi xe đạp tới nhà bạn bè hoặc đi học mà không đội mũ bảo hiểm. Khi trẻ biết các quy tắc quan trọng và hiểu rằng phải làm theo, bé sẽ cảm thấy an toàn hơn. Về phần cha mẹ, cần rõ ràng và nhất quán và cho con bạn biết rằng bạn tin tưởng và mong muốn con bạn làm những điều đúng.
Giúp trẻ tự tin khám phá bản thân và điều mới mẻ xung quanh
Khuyến khích con khám phá những gì chưa biết, chẳng hạn như cố gắng thử thức ăn khác, tìm kiếm một người bạn tốt nhất, hoặc đi xe đạp. Cho dù luôn có khả năng thất bại, cơ hội để thành công ít. Do vậy hãy để con bạn thử nghiệm một cách an toàn, và “từ chối” các yêu cầu giúp đỡ khi bạn thấy con có thể tự làm được.
Ví dụ, cố gắng không “giải cứu” khi con bạn cảm thấy thất vọng vì ném trượt quả bóng của mình vào rổ. Nếu bạn nhảy vào và nói “Mẹ sẽ giúp con”, bé sẽ trở nên phụ thuộc vào bạn và sẽ mất dần sự tự tin vào khả năng của bản thân. Điều khó nhất của cha mẹ là phải cân bằng giữa nhu cầu giúp đỡ, bảo vệ che chở cho con và việc dạy bé, để bé có những va vấp nhỏ đầu đời.
Cho phép con mắc sai lầm
Sai lầm là điều mà ai cũng mắc phải, không chỉ riêng gì con trẻ. Nếu trẻ mắc những sai lầm cơ bản từ khi còn nhỏ, hậu quả của những sai lầm này chưa lớn, và đây còn là những bài học quý giá cho sự tự tin của con. Hãy nhìn những sai lầm, mắc lỗi của con là cơ hội để cha mẹ dạy con trở nên hoàn thiện hơn.
Nếu con bạn làm hỏng một món đồ chơi yêu thích của mình do xử lý kém. Hãy giúp con sửa chữa và khuyến khích con suy nghĩ về cách làm khác trong trường hợp tương tự. Làm vậy sẽ giúp lòng tự trọng không bị sụt giảm. Và con bạn hiểu rằng là không quan trọng vì đôi lúc nhầm lẫn. Khi cha mẹ tự làm việc gì ngu ngốc và thừa nhận điều đó. Cùng với việc tìm cách phục hồi những khuyết điểm của mình sẽ như một thông điệp mạnh mẽ cho con bạn. Nó làm cho con bạn dễ dàng chấp nhận cuộc đấu tranh của riêng mình.
Thường xuyên động viên con cũng là cách dạy trẻ tự tin
Tất cả mọi người đều phấn khởi với sự động viên, do đó hãy cố gắng nhìn nhận những điều tốt mà con bạn làm mỗi ngày. Thay vì nói “Tốt lắm, giỏi lắm” cha mẹ nên đưa ra những lời động viên cụ thể. Ví dụ như “Cảm ơn con đã rất kiên nhẫn xếp hàng tại quầy tính tiền siêu thị”. Điều này sẽ nâng cao ý thức hoàn thành công việc và giúp con biết chính xác những gì mình đã làm đúng.
Lắng nghe con sẽ giúp trẻ tự tin vào bản thân
Nếu con cần nói chuyện, dừng lại và lắng nghe những gì con nói. Hãy giúp con cảm thấy thoải mái, tự tin với những cảm xúc của mình bằng cách chia sẻ chúng với con. Ví dụ bạn có thể nói “Mẹ biết con buồn vì chúng ta phải về nhà ngay bây giờ”. Bằng cách chấp nhận cảm xúc của con mà không phán xét chúng và thể hiện là bạn đánh giá cao những gì con đã nói. Nếu bạn chia sẻ cảm xúc của riêng bạn, con bạn sẽ đạt được sự tự tin trong việc thể hiện mình.
Tránh so sánh con và những đứa trẻ khác
Những bình luận kiểu như “Tại sao con không học giỏi như chị của con?”. Hoặc “Tại sao con không chăm học như bạn Hoa?” sẽ chỉ làm con nhớ tới khó khăn của mình. Điều này sẽ nuôi dưỡng sự xấu hổ, ghen tị và cạnh tranh ở trẻ. Thậm chí những so sánh tích cực như “Con là cầu thủ hay nhất trong trận bóng hôm nay” sẽ gây ra nhiều hại hơn là lợi ích. Hoặc là bé sẽ trở nên tự cao, tự cho mình là giỏi. Bé sẽ trở nên rụt rè, không dám làm, không dám chia sẻ, trẻ kém tự tin hơn. Vì sợ sai hoặc có thể cảm thấy khó khăn để xứng đáng với hình ảnh như vậy và cũng trở nên rụt rè.
Thể hiện sự đồng cảm với con
Nếu con bạn bắt đầu tự so sánh mình không thuận lợi như anh chị em hoặc bạn bè cùng trang lứa. Cha mẹ cần thể hiện sự đồng cảm với con bạn. Sau đó nhấn mạnh một trong những điểm mạnh của con mình. Chẳng hạn, bạn nói ”Con nói đúng, chị học giỏi, và con chơi biết đàn hay”. Cách tiếp cận này có thể giúp con bạn hiểu rằng chúng ta đều có điểm mạnh và điểm yếu. Và con bạn không phải là hoàn hảo để cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
Giúp trẻ tự tin thông qua sự khuyến khích
Mỗi đứa trẻ đều cần sự hỗ trợ từ những người thân yêu là các tín hiệu như “Mẹ tin vào con. Mẹ đã thấy nỗ lực của con. Tiếp tục đi!”. Khuyến khích có nghĩa là thừa nhận sự tiến bộ – không chỉ là thành tích đạt được. Vì vậy, nếu con đang gặp khó khăn khi làm việc gì đó. Bạn nên nói: “Con đang cố gắng rất nhiều và con gần như đã làm được!” thay vì “Không phải như vậy. Hãy để mẹ làm cho con”.
Có sự khác biệt giữa lời khen và khuyến khích. Khen ngợi có thể làm cho trẻ cảm thấy rằng chúng chỉ “tốt” khi làm một cái gì đó hoàn hảo. Một cách khác, khuyến khích là thừa nhận các nỗ lực. Cha mẹ nói với con: “Cho mẹ xem tranh vẽ của con nào. Mẹ thấy con tô màu tím chỗ này hợp đấy” sẽ tốt hơn là nói: “Đó là bức tranh đẹp nhất mà mẹ từng xem”. Khen quá nhiều có thể làm mất lòng tự trọng. Vì nó tạo ra áp lực để thực hiện và tạo nhu cầu liên tục cho người khác chấp nhận. Vì vậy, cách khôn ngoan là chia lời khen ngợi và thường xuyên khuyến khích một cách phù hợp. Nó sẽ giúp con bạn lớn lên để cảm thấy tốt hơn về bản thân mình.
Bài viết trên đây là những cách giúp trẻ tự tin hơn mỗi ngày mà bố mẹ cần áp dụng. Hãy thể hiện tình yêu thương với con để giúp trẻ nhìn thấy được những điều tốt đẹp trong cuộc sống nhé!