-
Viết bởi: herbieadmin
-
17/03/2022
5 LỢI ÍCH KHI TRẺ CHƠI TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
“Mẹ ơi, mẹ đóng vai học sinh còn con đóng vai cô giáo nhé. Mẹ ngồi xuống ghế đi” Chắc hẳn bạn đã nghe ở đâu đó hoặc từ chính trong ký ức tuổi thơ câu nói này.
Trò chơi đóng vai là 1 phần quan trọng của tuổi thơ. Nó không chỉ mang lại những kỷ niệm đẹp để nhớ tới khi trưởng thành mà còn là một mốc đánh giá sự trưởng thành về nhận thức.
Nếu để ý bạn sẽ thấy, từ sau sinh nhật lần thứ 2, trẻ bắt đầu yêu thích trò chơi này. Trẻ đóng vai người lớn xung quanh mình như khám bệnh chăm sóc em búp bê, bắt chước bố sửa chữa đồ đạc hay là đóng vai thành cô đầu bếp nhỏ … Tất cả đều là quá trình học hỏi và khám phá bản thân, gia đình cũng như thế giới xung quanh bắt đầu khởi động một cách chủ động hơn.
1.Khám phá thế giới xung quanh mình
Nhu cầu được giống bố, mẹ và “bắt chước” làm mọi thứ như mọi người xung quanh của trẻ từ 2 tuổi cao hơn bao giờ hết. Các bé gái luôn mơ ước mình được giống mẹ, được làm các công việc của mẹ (mua bán, nấu nướng…). Các bé trai luôn lấy bố làm hình tượng để noi theo (sử chữa, láp ráp…) để cảm thấy mình là người đàn ông đích thực. Hoạt động “bắt chước” này sẽ làm cho trẻ sẽ trở nên tự tin hơn, có cảm giác mình đã lớn. Sau khi đi khám bệnh về, các bé sẽ “khám bệnh” cho búp bê hay bạn thú bông. Quá trình chơi này chính là lúc trẻ học mọi thứ trong tầm mắt, từ đó hiểu hơn các hoạt động và công việc của mọi người xung quanh mình.
2. Phát huy trí tưởng tượng
Chiếc Sô-pha lúc là giường bệnh của bác sĩ, lúc lại là hòn đảo của những tên cướp biển. Chiếc lá rơi khi được “đóng vai” là cái bánh, lúc lại là tiền để mua hàng. Trí tưởng tượng của trẻ là vô hạn và sẽ được phát huy tối đa khi sử dụng các đồ chơi đóng vai mô phỏng để tham gia trò chơi đóng vai. Trẻ sẽ nghĩ ra rất nhiều tình huống khi chơi và sẽ cố gắng thể hiện đầy đủ những gì mình quan sát được từ cuộc sống xung quanh.
3. Khả năng học và làm việc theo nhóm
Khi cùng nhau đóng vai là lúc trẻ học cách chia sẻ và thương lượng. Các bạn nhỏ sẽ cùng nhau phân chia ai đóng vai bố, ai đóng vai mẹ, và những tình tiết của câu chuyện. Quá trình chơi giúp trẻ hiểu được vị trí của người được đóng vai và học cách biểu lộ cảm xúc theo nhân vật. Khả năng tưởng tượng, diễn tả ý tưởng cũng sẽ được hình thành khi trẻ cố gắng thể hiện nhân vật của mình.
Khi trẻ dùng bộ đồ chơi đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho bệnh nhân (có thể là 1 bạn thú bông hoặc là bạn), trẻ sẽ thể hiện những quan sát của mình đối với bác sĩ trong lần khám bệnh, qua cách đi đứng, cách sử dụng các thiết bị y tế, và cả cách nói năng. Đôi khi bạn cũng sẽ phải bật cười bởi những sáng tạo dí dỏm, câu nói “rất già” của con trong quá trình chơi.
4. Khả năng giao tiếp và ngôn ngữ
Đã bao giờ bạn lắng nghe con chơi đóng vai cùng bạn bè hoặc búp bê chưa? Chắc chắn sẽ có đôi lần bạn phải ngạc nhiên và đặt câu hỏi tại sao con lại biết được những câu nói, những từ ngữ đó.
Chơi đóng vai cùng bạn bè và người thân là cơ hội cho trẻ học được rất nhanh ngôn ngữ và từ vựng được sử dụng trong bối cảnh. Quá trình chơi sẽ giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý tưởng của mình qua việc đóng vai các nhân vật cho bạn bè và hiểu được sức mạnh của ngôn ngữ trong việc thể hiện ý tưởng, thể hiện bản thân và sắp xếp cuộc sống xung quanh. Đây là 1 kỹ năng quan trọng cho cuộc sống tương lai.
5. Khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề
Trong khi chơi, trẻ sẽ tưởng tưởng ra các tình huống và học cách giải quyết vấn đề gặp phải trong tình huống. Trẻ sẽ cùng nhau quyết định bạn nào sẽ đóng vai gì, trò chơi gì sẽ diễn ra như thế nào. Nếu khó khăn nảy sinh trong quá trình chơi, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ lại nội dung trò chơi, phân vai, và thương lượng giải quyết vấn đề cùng bạn chơi.
THAM KHẢO NGAY CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI CHO ĐỒ CHƠI ĐÓNG VAI TẠI HERBIE
Herbie sưu tầm và dịch