-
Viết bởi: herbieadmin
-
17/03/2022
7 NGUYÊN TẮC BẢO VỆ CON TRÁNH BỊ BỎNG
Theo thống kê, trẻ trong độ tuổi từ 1-2 tuổi có nguy cơ bị bỏng cao gấp 10 lần trẻ lớn hơn. Nguyên nhân do từ phía trẻ còn nhỏ, và tò mò với mọi vật xung quanh nhưng nguyên nhân chính còn do sự bất cẩn của cha mẹ và người thân trong gia đình, đặc biệt là người giúp việc do hiểu biết kém. Để nhà mình luôn là nơi an toàn nhất cho bé, các mẹ cùng tham khảo 7 nguyên tắc dưới đây nhé
Cẩn thận khi nấu ăn
Khi nấu ăn có trẻ nhỏ xung quanh, chuyển quai soong vào phía trong, hướng về phía sau hoặc giữa bếp và luôn luôn đặt thức ăn nóng, đồ uống vào phía sau quầy bếp để trẻ nhỏ không thể kéo được xuống. Có thể quây khu vực nấu ăn không cho trẻ ra vào: dựng cửa để ngăn trẻ vào hoặc dành riêng một khu vực có khoảng cách an toàn với bếp cho trẻ chơi mà bạn vẫn có thể giám sát được chúng. Khi bạn không nấu bếp, có thể dùng chụp che nút vặn ở bếp hoặc cất các nút vặn tránh trẻ bật bếp.
Với lò vi sóng cũng thận trọng như vậy. Thực phẩm hâm nóng trong là vi sóng có thể được làm nóng không đồng đều, có thể gây bỏng môi, lưỡi, hoặc họng, và trẻ em có thể phun thức ăn nóng đó lên người mình. “Khi chuẩn bị hoặc lấy thực phẩm từ lò vi sóng ra, luôn luôn sử dụng găng tay dùng cho lò nướng, cũng giống như bạn lấy thực phẩm từ lò nướng ra vậy”, nhà giáo dục học Christi Cassidy tại LPN, Burn và Ngăn ngừa Chấn thương của Bệnh viện Mercy và phòng khám trẻ em ở Kansas City, Missouri đã nói. Luôn đặt thức ăn xa mép bàn bếp, khuấy để làm thức ăn nguội bớt và loại bỏ các điểm nóng. Trước khi đưa thức ăn cho con, bạn phải kiểm tra để chắc chắn rằng nó không bị quá nóng.
Dọn sạch bàn ăn
Trẻ thường tò mò và đặc biệt khi đói có thể kéo khăn trải bàn hoặc miếng lót ở bàn ăn xuống, làm đổ thức ăn nóng vào người. Một bàn ăn trống trơn là tốt nhất, nhưng nếu bạn phải sử dụng miếng lót bàn ăn nên sử dụng những miếng không bị trượt. Thức ăn nóng không bao giờ được đặt trong tầm với của một đứa trẻ hay trên bàn. Luôn để thức ăn vừa đủ độ ấm ở nơi an toàn để trẻ không với được đến chỗ thức ăn nóng ngay. Khi mở lò vi sóng, bạn và con của bạn phải tránh xa vì hơi nóng có thể làm bỏng da và phải thử thực phẩm và thức uống ở lò vi sóng trước khi đưa cho trẻ. Tránh làm nóng bình sữa trong lò vi sóng vì nhiệt có thể được phân bố không đều. Không bao giờ vừa bế trẻ vừa bưng thức uống nóng hoặc thức ăn nóng.
Kiểm tra nhiệt độ của nước
Bỏng nước cũng là loại phổ biến gây thương tích ở trẻ em liên quan đến bỏng. Khi chuẩn bị nước tắm cho con của bạn, đừng cho rằng bạn cảm thấy vừa ấm là “vừa đúng” với con của bạn. “Giữ nhiệt độ nước khoảng từ 32°C đến 37°C vì da trẻ em nhạy cảm với nhiệt hơn so với da của người lớn,” E. Hani Mansour, MD, Giám đốc Y khoa của Trung tâm Bỏng tại Saint Banarba Trung tâm y tế ở Livingston, New Jersey nói. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng khuỷu tay hoặc cổ tay của bạn hoặc với một nhiệt kế tắm trước khi tắm cho con bạn.
Quan sát cẩn thận dụng cụ gia đình
Khi sử dụng các dụng cụ làm nóng như bàn là quần áo, máy sấy tóc, phải giám sát trẻ em thật cẩn thận. Trẻ nhỏ thích bắt chước người lớn, do vậy bé của bạn có thể tìm các dụng cụ này để được “giống như mẹ”. Khi sử dụng các công cụ làm nóng, luôn phải biết vị trí con của bạn để bé không đụng vào bạn và làm cho bạn đánh rơi dụng cụ vào bé hoặc vào chính bạn. Sau khi sử dụng, luôn luôn rút phích cắm, để nguội các công cụ, phải chắc chắn các công cụ đã nguội hẳn và được đặt vào nơi ngoài tầm với của trẻ và không có dây treo lủng lẳng. Tránh để phích nước nóng, ấm đun nước nóng trong tầm với của trẻ.
Sân chơi an toàn
Thiết bị sân chơi, dù là bằng kim loại, nhựa, cao su, hoặc các bề mặt phi kim loại khác mà đã phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời trong một thời gian dài có thể làm bỏng da của trẻ. Không chỉ trong những tháng hè mà cả trong những ngày xuân ấm áp cũng có thể làm nhiệt độ sân chơi tăng lên. Nên chọn một sân chơi có nhiều cây cối để các thiết bị này luôn ở trong bóng râm. Nếu không chọn được, bạn cần kiểm tra các thiết bị bằng cách sử dụng tay hoặc ngón tay của bạn. Nếu bạn không thể thoải mái đặt tay của bạn ở vị trí nào khoảng 3-5 giây, bạn không nên để con của bạn sử dụng các thiết bị đó”. Ngay cả đồ chơi trong phòng chơi có thể có rủi ro: đồ chơi điện tử và hoạt động bằng pin có thể quá nóng, phát ra tia lửa, hoặc bắt lửa. Nếu một món đồ chơi cảm thấy quá nóng hoặc có mùi không bình thường, một sợi dây bị sờn, pin bị rò rỉ hoặc bị ăn mòn, hoặc một nắp pin bị hỏng, phải thay hoặc sửa chữa ngay lập tức.
Luôn đi giày dép
Vỉa hè nóng và cát nóng có thể làm bỏng lòng bàn chân. “Nếu nhiệt độ từ 25độ C trở lên hay khu vực đó phơi dưới ánh sáng mặt trời liên tục, luôn phải nghĩ là bề mặt đó nóng. Để bảo vệ con của bạn, hãy chắc chắn là con bạn đi (hoặc mang) giày hoặc dép phù hợp với thời tiết khi chơi hoặc đi dạo bên ngoài trong ánh mặt trời. Tại hồ bơi hoặc bãi biển, con bạn cần dùng giày đi được trong nước, và luôn xoa kem chống nắng lên chân và ngón chân của con bạn khi chúng đi dép xăng đan.
Kiểm tra xe ô tô
Trong những ngày ấm áp, ghế da, khóa và dây an toàn (kết nối với xe hơi và ghế xe hơi hoặc ghế nâng) nóng lên một cách nhanh chóng và có thể gây bỏng da. Tránh đỗ xe dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Đỗ xe trong bóng mát hoặc sử dụng tấm chắn gió trùm lên để giảm nhiệt độ trong xe. Các cách phòng ngừa đó vẫn không thể loại bỏ nhiệt, do đó có thể trải chăn hoặc khăn tắm lên trên ghế của xe và khóa an toàn. Trước khi cho con lên xe, nên mở cửa ra vào và bật điều hòa không khí ở mức độ cao trong một vài phút. Khi nhiệt độ của xe kể cả dây đai an toàn và dây đai phù hợp với bạn, nó cũng sẽ thoải mái cho con
Herbie sưu tầm và dịch
Tags: