-
Viết bởi: herbieadmin
-
17/03/2022
CON KHÔNG CHỊU VÂNG LỜI CHA MẸ NÓI
Tình huống: Con mình chẳng chịu nghe lời cha mẹ nói. Mình phải nhắc đi nhắc lại, thậm chí phải quát lên mà nó cũng chẳng chịu nghe và làm theo
Phân tích:
Cha mẹ thử nghĩ đến những tình huống sau:
- Khi bạn (các ông bố) đang xem đá bóng và bạn vợ nhờ làm giùm việc gì, bạn có thực sự trả lời hay chỉ qua loa, miễn cưỡng?
- Khi các mẹ đang mải lướt Facebook, hay xem phim, nếu có ai đó nhờ vả việc gì, bạn có thực sự trả lời và đáp ứng ngay không?
Khi trẻ chơi, hay làm việc gì, trẻ thường cũng rất tập trung, giống như các cha mẹ đang làm những việc mà mình yêu thích. Do vậy trẻ thường có xu hướng chỉ trả lời những gì mà thực sự hấp dẫn, ví dụ khi mẹ nói con có ăn kem không. Đối với những yêu cầu ít “hấp dẫn” hơn, ví dụ như “lấy cho mẹ điều khiển Tivi, hoặc “ra ăn cơm đi con” trẻ có xu hướng lờ đi như không nghe thấy gì.
Sự trông đợi từ 2 phía:
- cha mẹ trông đợi: Con sẽ làm theo yêu cầu của mình ngay lập tức
- Từ phía của con: Ví dụ con đang mải xếp hình puzzle, con sẽ cố gắng ngồi nán thêm 1 chút nữa để xếp thêm vài miếng xếp hình puzzle nữa
Cha mẹ nên làm
- Hãy thu hút sự chú ý của con bằng cách ra tận chỗ con, chạm vào tay con và nhìn vào mặt con rồi nói. Hãy sử dụng những câu đơn giản như “Lan ơi, xếp thêm 1 miếng xếp hình nữa rồi ra rửa tay, ngồi vào bàn ăn cơm đi con”. Khi cha mẹ nói “xếp nốt 1 miếng xếp hình, con biết rằng cha mẹ hiểu mình và nhìn vấn đề từ phía của con.
- Nếu con không có phản ứng nào với yêu cầu của cha mẹ, hãy hỏi lại con để con nhắc lại những gì bạn vừa yêu cầu “Lan ơi, mẹ vừa nói với con làm gì nhỉ?. Nếu con nhắc lại được yêu cầu của mẹ, bạn biết là con có lắng nghe mẹ nói (và con biết là mẹ biết rằng con đã lắng nghe), và con sẽ làm theo yêu cầu của mẹ
- Cha mẹ phải làm gương cho con. Nếu bố mẹ muốn con lắng nghe bố mẹ thì bố mẹ cũng nên lắng nghe con. Nếu trẻ nhìn thấy khi ai đó nói, yêu cầu hay nhờ gì đó mà bố mẹ không trả lời hay thực hiện ngay từ lần nói đầu tiên, trẻ sẽ bắt chước.
- Thể hiện cho con biết cha mẹ hiểu con: Nếu bố mẹ phải nhắc lại lần thứ 2 lời yêu cầu, thì nên cho con biết cha mẹ nghĩ từ vị trí của con. ví dụ “Mẹ biết là con muốn xếp xong toàn bộ miếng xếp hình puzzle nhưng đến giờ ăn cơm rồi, cả nhà đợi con đấy” Sau đó dắt tay con đứng lên. Nếu bạn cứ đứng từ xa và nhắc đi nhắc lại yêu cầu của mình 2, 3, … 12 lần với con, kèm theo độ quát mắng tăng dần, con sẽ quen đi, và nghĩ rằng mình cứ chơi thêm vì mẹ sẽ còn quát mắng 1 lúc nữa đã.
- Trẻ thường chậm hơn người lớn khi chuyển đổi giữa các hoạt động. Cha mẹ nên nhắc trẻ theo hình thức thông báo trước. Ví dụ: 5 phút nữa con đi rửa tay ăn cơm nhé. Sau đó 1 vài phút nhắc con tiếp: “3 phút nữa nhé con”. Rồi “1 phút nữa nhé con”. Và cuối cùng là “đến giờ rồi, đi rửa tay ăn cơm nào”
- Sử dụng các câu yêu cầu đơn giản, và trực tiếp. Đừng giảng giải dài dòng, ví dụ mai là thứ 2, con sẽ phải dậy sớm đi học nên hôm nay phải đi ngủ sớm đi v.v.
Herbie sưu tầm và dịch.
Tags: