-
Viết bởi: herbieadmin
-
17/03/2022
NHẬN BIẾT KHẢ NĂNG TIỀM ẨN CỦA CON PHẦN 4
Một số trẻ thể hiện khá rõ và sớm thiên hướng và năng khiếu của mình trong khi có nhiều trẻ khác lại thể hiện muộn hơn hoặc không rõ ràng, thậm chí còn bị đánh giá kém. Dưới đây là hướng dẫn của các chuyên gia nghiên cứu trẻ giúp cha mẹ nhìn ra tiềm năng của con mình sớm cũng như những lời khuyên để giúp con phát triển tiềm năng.
Con có trí tưởng tượng phong phú
Con dường như có thể sống trong thế giới tưởng tượng của riêng mình. Trò chơi đóng vai là trò chơi con yêu thích nhất. Lúc con đóng vai mẹ, lúc khác đóng vai bác sĩ và khám bệnh cho các bạn thú bông say sưa. Con cũng say mê vẽ tranh và có rất nhiều ý tưởng. Con là người luôn có ý tưởng độc đáo trong việc sử dụng đồ đạc xung quanh, ví dụ sử dụng giày để làm chỗ đựng đồ. Khi gặp khó khăn, con thường là người hay có những ý tưởng khá sáng tạo để giải quyết vấn đề của mình.
Điều đó có nghĩa là: Đôi khi có vẻ như con không được tập trung nhưng có thể, đó là lúc con đang dành thời gian cho những ý tưởng lớn của mình, và là 1 dấu hiệu cho thấy con có khả năng thiên phú, là người có khả năng sáng tạo phong phú. Cuộc sống hàng ngày có vẻ chưa đáp ứng đủ yêu cầu của con, và con muốn có không gian riêng mình để tự do tưởng tượng. Do vậy đôi khi, con cũng sẽ có khó khăn trong việc tách biệt giữa cái “thực” của cuộc sống và những gì con đang suy nghĩ, tưởng tượng. Những công việc thích hơp cho con trong tương lai là nghệ sĩ, diễn viên, đạo diễn, hoặc thiết kế thời trang, thiết kế nội thất. Con cũng có thể sử dụng khả năng sáng tạo, trí thông minh của mình và kỹ năng giải quyết vấn đề sắc bén vào các ngành khác ví dụ như khoa học.
Cha mẹ nên làm: Khuyến khích con sáng tạo như chơi trò chơi sáng tạo, chơi trò chơi đóng vai như kỹ sư bác sĩ, đồ chơi bếp, bút chì màu, giấy vẽ, thiết kế thời trang, tiếp xúc với âm nhạc và hát, các thí nghiệm khoa học vui sẽ giúp con phát huy điểm mạnh của mình. Đưa con tới xem các buổi kịch, ca nhạc, bảo tàng để cung cấp thêm tư liệu cho sự sáng tạo. Bạn sẽ là khán giả đầu tiên cho những tác phẩm của con, ví dụ như diễn kịch, truyện hay bản nhạc. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên phân định rõ ràng khi nào bạn là khán giả và khi nào bạn cần nghe sự thật. Ví dụ khi con đi học về muộn và sáng tạo ra 1 câu chuyện, lúc đó, cha mẹ cần nói rõ với con rằng cha mẹ muốn nghe sự thật.
HERBIE sưu tầm và dịch
Tags: