-
Viết bởi: herbieadmin
-
17/03/2022
TRẺ BÁM CHẶT KHÔNG CHỊU RỜI BỐ MẸ
Tình huống: Con mình bám chặt lấy mẹ, không chịu tự chơi và không chịu ra chơi với các bạn khác
Phân tích tình huống
Đa phần trẻ nào cũng trải qua 1 giai đoạn bám chặt lấy bà hoặc mẹ như bạn vừa mô tả. Tuy nhiên giai đoạn này kéo dài hay ngắn là từ vào từng trẻ khác nhau. Cha mẹ nên tránh nên tránh những hành động như xua bé ra hoặc lời nói ví dụ như “sao con hay xấu hổ thế…” Thay vào đó, hãy thử sử dụng 5 biện pháp dưới đây
1. Cho phép bé ở cạnh bạn. Hãy nói với con “con có thể ở bên cạnh mẹ lúc nào và bao lâu tuỳ con muốn” hoặc “con có thể ngồi chơi đồ chơi ở kia 1 lúc, lúc nào con muốn ra cạnh mẹ cũng được”. Rất nhiều nghiên cứu tâm sinh lý trẻ đã chỉ ra rằng cha mẹ càng cho phép bé ở cạnh mình thì bé lại càng mạnh dạn, thích tự chơi hoặc chơi với bạn bè.
2. Trẻ thường trở nên dính chặt, đeo bám cha mẹ hoặc ông bà khi có sự thay đổi trong cuộc sống hàng ngày hoặc khi trẻ bị stress. Những thay đổi có thể là chuyển nhà mới, bắt đầu đi học trường mới, bố mẹ li dị… Trẻ cần 1 thời gian nhất định để thích ứng với sự thay đổi. Cha mẹ hãy chấp nhận và cho phép bé đeo bám mình trong khoảng thời gian đó. Khi nào bé đã làm quen được với môi trường mới thì bé sẽ không dính chặt vào cha mẹ hoặc ông bà nữa.
3. Hãy đưa bé tới những nơi bạn muốn con tới, ví dụ như công viên. Chơi với con khoảng 10-15 phút sau đó lùi lại 1 vài bước và quan sát con khoảng 10-15 phút. Tiếp tục lùi thêm vài bước nữa xem kẽ với quan sát trẻ. Nếu con có biểu hiện lo lắng, sợ sệt, cha mẹ hãy đến chỗ con chơi và động viên con ví dụ như “Chơi cầu trượt vui quá đúng không, con trượt thêm vài lần nữa đi”. Sau 1 vài lần như vậy, cha mẹ có thể đứng tách bé được thời gian lâu hơn. Đừng quên thông báo cho bé ví dụ như “mẹ ngồi đợi con ở ghế kia nhé” để trẻ biết và không sợ sệt tìm kiếm cha mẹ, ông bà.
4. Đưa cho con 1 vài thứ của bạn để bé mang theo khi ra ngoài, hoặc đi học, ví dụ như cái khăn, cái ảnh nhỏ để con có cảm giác bạn ở gần. Ở Châu Âu, đa phần trẻ ra khỏi nhà luôn mang theo 1 bạn gấu bông nhỏ, người bạn thân thiết nhất của trẻ. Đây là 1 phương pháp đặc biệt giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn, và không bị đơn độc khi buồn mà không có cha mẹ bên cạnh.
5. Cẩn thận khi nói chuyện với con, cả về từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể (body language) của chính bạn. Nếu nét mặt bạn lo lắng, và sử dụng những từ ngữ tiêu cực ví dụ như “Đừng lo, mẹ sẽ quay lại ngay” sẽ khiến bé lo lắng hơn. Hãy trấn an bé bằng sự tự tin để bé hiểu rằng bé sẽ vẫn vui vẻ, và an toàn cho dù bạn không ở gần bé.
LƯU Ý: nếu bé tiếp tục bám chặt vào cha mẹ hoặc ông bà lâu hơn 6 tháng và có nhiều biểu hiện, hành vi sợ sệt, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tâm lý trẻ
HERBIE sưu tầm và dịch
Tags: