-
Viết bởi: herbieadmin
-
17/03/2022
Ghi nhớ nhanh 7 cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
7 CÁCH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ
Làm sao để trẻ ít bị ốm?
Đây là câu hỏi thường trực và là mong muốn của tất cả các cha mẹ, ông bà.
Bị ốm là 1 thực tế cuộc sống của trẻ nhỏ, là cách cơ thể đang học thích nghi với môi trường xung quanh. Nhưng cũng có rất nhiều cách để chủ động tăng cường hệ miễn dịch cho bé, giúp giảm đáng kể số ngày ốm của bé.
Trên thực tế, chẳng có cách nào có thể ngăn trẻ không bị ốm, và thục tế, ốm là cách duy nhất để trẻ thích nghi với môi trường sống và trở nên khoẻ hơn. Khi bị ốm, hệ miễn dịch sẽ tự sản xuất ra kháng thể chống lại những vi-rút gây bệnh. Nhờ vậy trẻ sẽ không bị nhiễm lại vi-rút đó nữa. Trung bình 1 năm trẻ sẽ bị ốm khoảng từ 6 đến 8 lần là bình thường. Tuy nhiên, có rất nhiều thói quen tốt để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
1. Ăn nhiều hoa quả và rau. Cà rốt, quả đỗ xanh, cam và dâu tây chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng như vitamin C và caroteniods, theo tiến sĩ William Sears, tác giả cuốn „Dinh dưỡng cho cả gia đình“. Các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ các loại rau quả tăng cường khả năng sản xuất ra bạch cầu và interferon. Bạch cầu là tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Interferon là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại sự tấn công của virus và sự phát triển bất thường của tế bào. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất dinh dưỡng của các loại rau củ này cũng giúp cơ thể chống lại 1 số bệnh như ung thư và bệnh tim ở người lớn.
2. Ngủ sâu và ngủ đủ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu cơ thể bị thiếu ngủ sẽ dễ bị lây bệnh do quá trình sản xuất ra các tế bào kháng thể bị kém đi. Cũng theo tiễn sĩ Kathi Kemper, giám đốc trung tâm nghiên cứu của bệnh viện nhi ở Boston, trẻ đi học sẽ có xu hướng ngủ trưa ít hơn do có nhiều yếu tố xung quanh. Do vậy nếu trẻ không ngủ trưa ở trường thì nên cho trẻ đi ngủ sớm hơn. Xem bé cần ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày
3. Cho trẻ bú mẹ. Sữa mẹ có rất nhiều chất tăng cường đề kháng, miễn dịch và bạch cầu. Trẻ bú mẹ cũng ít có nguy cơ bị viêm tai, dị ứng, ỉa chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, và hội chứng đột tử của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sữa mẹ giúp trẻ thông minh hơn. Sữa non là loại sữa đặc biệt giàu chất miễn dịch. Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyên các mẹ nên cho con bú 1 năm hoặc nếu ít nhất từ 1 đến 4 tháng đầu để trẻ nhận được những kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch
4. Tăng cường vận động và tập thể dục. Các nghiên cứu cho thấy vận động và tập thể dục giúp cơ thể sản xuất tế bào kháng thể. Để tập cho trẻ thói quen vận động và tập thể dục, bố mẹ nên làm gương cho con, cùng con vận động và tập thể dục, vừa khoẻ mạnh, vừa giúp xây dựng mối quan hệ gia đình.
5. Chống lại sự lây lan của vi trùng, vi khuẩn. Ngoài việc tăng cường hệ thống miễn dịch, 1 số thói quen tốt cũng giúp hạn chế việc bé bị ốm như rửa tay bằng xà phòng. Bố mẹ nên để ý vấn đề vệ sinh trước và sau khi ăn, sau khi chơi ngoài sân, vuốt ve chó mèo, sau khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh và khi đi học về.
Một bí quyết hay nếu trẻ bị ốm, hãy thay bản chải mới cho cả gia đình. Trẻ sẽ không bị ốm lần nữa nếu gặp lại loại virut gây bệnh đó nhưng virus lại có thể lan truyền sang bàn chải của các thành viên khác trong gia đình. Trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra, trẻ có thể bị lại lần thứ 2 nếu vi khuẩn đó vẫn còn trong bản chải. Tốt nhất là thay toàn bộ bản chải của cả gia đình.
6. Tránh bị hút thuốc lá gián tiếp. Nếu trong gia đình có người hút thuốc lá, trẻ con sẽ trở thành người bị hút thuốc lá gián tiếp. Trẻ đặc biệt mẫn cản với các chất độc hại hơn người lớn do trẻ thở với tốc độ nhanh hơn và hệ thống chống độc tự nhiên chưa hoàn thiện.
Trẻ bị hút thuốc lá gián tiếp có xu hướng bị đột tử dưới 1 tuổi, viêm phổi, viêm tai và hen cao. Ngoài ra những chất độc trong thuốc lá còn ảnh hưởng tới sự phát triển não của trẻ nhỏ. Do vậy không nên cho trẻ tới những nơi có nhiều người hút thuốc xung quanh. Nếu bố mẹ hút thuốc thì tuyệt đối không hút thuốc trong nhà.
7. Đừng gây sức ép với bác sĩ. Việc thúc ép bác sĩ cho đơn thuốc có kháng sinh để con nhanh khỏi ốm chính là tự hại con mình. Kháng sinh chỉ diệt các loại vi khuẩn nhưng đa phần các bệnh của trẻ nhỏ là do virus gây ra. Theo các sĩ Howard Bauchner, giáo sư nhi tại viện nhi Boston, rất nhiều người nghĩ rằng uống kháng sinh là không có hại nhưng trên thực tế là rất có hại cho cơ thể. Nếu con bạn uống nhiều kháng sinh, bé sẽ bị nhờn thuốc. Và nếu bé chỉ bị viêm tai đơn giản, bé sẽ phải uống các loại kháng sinh mạnh hơn loại kháng sinh chuyên dùng cho các bệnh đơn giản. Tham khảo bài „Những điều cần biết khi cho trẻ uống Kháng sinh“
Herbie sưu tầm và dịch
Tags: